Hãng di động đua phát triển hệ sinh thái thông minh
Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Gartner, chi tiêu cho điện thoại di động (bao gồm điện thoại phổ thông và smartphone) trên toàn cầu sẽ tăng 1,2% trong năm 2016. Số lượng smartphone tiêu thụ cũng tăng vọt, chiếm tỷ lệ 82% lượng điện thoại di động bán ra trong năm nay, tức tăng gần 7 lần so với 12% trong năm 2015. Bên cạnh đó, cấu hình smartphone ngày một nâng cấp với màn hình FHD, RAM 4GB, ROM 128GB, camera có thể đạt 41 megapixel. Một chiếc điện thoại giờ đây gần như có thể thay thế được máy tính trong nhiều hoạt động.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, công nghệ di động đã phát triển gần đến cực điểm. Một vài năm tới, có thể cuộc đua về cấu hình sẽ không còn sức hút khi sự đột phá ngày một ít đi. Để chuẩn bị cho sự bão hòa này, các nhà phát triển di động buộc phải tìm ra những chiến lược kinh doanh mới với nhiều cơ hội mở rộng thị trường hơn. Một trong những chiến lược điển hình là xây dựng hệ sinh thái thông minh với điện thoại và các thiết bị số hóa khác.
Apple là thương hiệu đi đầu trong xu hướng này khi tạo nên văn hóa "quả táo cắn dở" bằng hàng loạt thiết bị và dịch vụ có thể đồng bộ dữ liệu với nhau dễ dàng từ điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, laptop Macbook cho đến chùm ứng dụng giải trí iTunes, iMovie, iPhoto, iMusic…
Samsung không kém cạnh, thể hiện rõ tham vọng tạo ra hệ sinh thái cao cấp trên nền tảng Android khi giới thiệu những sản phẩm ấn tượng như camera Gear 360, kính thực tế ảo Gear VR, smartwatch Gear S2… Những phụ kiện này sẽ hỗ trợ smartphone Samsung một cách tối ưu, mang đến trải nghiệm công nghệ thú vị cho người dùng của hãng.
Ở phân khúc thấp hơn, Xiaomi trong thời gian qua cũng tuyên bố gia nhập thị trường các sản phẩm gia dụng như nồi cơm điện, máy lọc không khí thông minh… Đây được coi như những phần tử vệ tinh của mạng thiết bị của hệ sinh thái thông minh trong tương lai. Chúng ta có thể tưởng tượng đến một ngày không xa, việc ngồi tại văn phòng, dùng smartphone điều khiển việc nấu nướng hay dọn dẹp tại nhà bất kỳ lúc nào chỉ trong vài thao tác.
Smartphone phổ thông Neffos C5 Series có cấu hình cao và kết nối 4G được coi là nền móng xây dựng hệ sinh thái thông minh của TP-Link. |
Vừa qua, TP-Link cũng đặt chân vào thị trường điện thoại, gây bất ngờ lớn cho làng công nghệ, khi đây vốn là cái tên gắn liền với các thiết bị Wi-Fi. Sản phẩm mà thương hiệu này mang đến là dòng smartphone tầm trung Neffos C5 Series.
Chia sẻ về dự định với sản phẩm mới, đại diện TP-Link cho biết, mạng lưới thông minh mà các thương hiệu lớn đang tạo dựng chủ yếu bao gồm những thiết bị có công nghệ tuy hiện đại song lại rất đắt đỏ mà chỉ một số ít người dùng có thể chi trả được. Nhu cầu tham gia hệ sinh thái thông minh cao của phần đông khách hàng còn lại chưa nhận được sự quan tâm đủ lớn.
Chính vì thế, Neffos C5 Series - trung tâm của hệ sinh thái TP-Link, được thiết kế hướng tới những người dùng phổ thông. Các sản phẩm Neffos C5 và C5L có cấu hình đến RAM 2GB, ROM 16GB và vi xử lý 4 nhân, có kết nối 4G đang được bán với giá 1,9 triệu và 2,9 triệu đồng.
Ý tưởng xây dựng hệ sinh thái thông minh cho người dùng phổ thông của TP-Link thông qua Neffos C5 Series được xem là cách tiếp cận thông minh. Hiện nay, có đến 50% người Việt dùng các điện thoại giá rẻ chỉ có tính năng nghe gọi cơ bản. Cung cấp những chiếc điện thoại cấu hình mạnh, tính năng thông minh, và giá thành tốt sẽ là chìa khóa cho chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ở phân khúc hạng trung.
"Mảng thị trường lớn này dường như vẫn đang bỏ ngỏ và chúng tôi sẽ khai phá bằng Neffos C5 Series. Đây sẽ là tiền đề tốt để TP-Link hoàn thiện hệ sinh thái thông minh riêng cho người dùng, đem đến cơ hội trải nghiệm đời sống công nghệ cho tất cả mọi người", đại diện TP-Link chia sẻ.
Minh Trí