Có nên hạn chế bấm nút nguồn điện thoại?
Trong khi hầu hết các phím chức năng của smartphone hiện nay, chẳng hạn như phím Home, Back, Menu đều đã được “ảo hoá”, tức sử dụng phím ảo trên màn hình hoặc phím cảm ứng, thì nút Power (hay nút Khoá màn hình) và 2 phím tăng giảm âm lượng vẫn phải duy trì dưới hình thức phím vật lý.
Với những người sử dụng điện thoại thường xuyên, có lẽ mỗi ngày chúng ta phải tắt và mở màn hình đến vài chục lần. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của phím bấm. Nỗi lo đó không phải là không có cơ sở, tuy vậy, chúng ta cần xem xét những điểm sau đây để xem, liệu có thực sự cần phải lo lắng về việc nút nguồn bị hỏng không.
- Điều này hoàn toàn nằm trong tính toán của các nhà sản xuất
Như chúng ta đã thấy thì các tên tuổi lớn hiện nay đều khá chăm chút cho các sản phẩm của họ, từ cao cấp đến bình dân. Cấu hình mạnh, thiết kế đẹp, nhiều tính năng hay, vậy thì không có lý do gì để họ phá hỏng điều đó bằng một nút nguồn dễ bị hỏng cả.
Các hàng tên tuổi lớn đều chăm chút rất kĩ cho sản phẩm của họ từ cấu hình cho đến kiểu dáng thiết kế, không có lý do gì mà lại quên đi một nút nguồn sẽ phá hỏng cả sản phẩm của họ cả. Không phải là không có, nhưng rất ít.
Những chiếc điện thoại của các hãng lớn không dễ gì mà hỏng được nút nguồn.
- Hầu hết các smartphone trên thị trường hiện nay, đều có các ứng dụng giảm tải cho nút nguồn
Với các máy Androi: Có một chút đối nghịch với iOS. Đó là có khá nhiều hãng sản xuất điện thoại Android với cách thiết kế phần mềm và các tính năng khác nhau, chỉ việc Tap hay Gõ 2 lần để mở khoá. Đó là cách mở màn hình, còn về phương pháp tắt, chẳng có gì khó khăn trong việc này đối với hệ điều hành mở như Android. Với từ khóa “Lock Screen” bạn có thể tải trên CH Play nút Khoá này, và ghim ngay ra màn hình chính để sử dụng tiện lợi hơn.
Với BlackBerry 10: Hệ điều hành khác lạ của BlackBerry thậm chí còn thông minh hơn, cho phép chúng ta mở khoá bằng cách vuốt từ cạnh dưới màn hình lên mà không cần đụng tới phím nguồn.
Đó là những cách giảm tải cho phím Power của máy, “giảm tải” chứ không hoàn toàn “thay thế”, tuy nhiên với sự giảm tải như vậy thì có lẽ mỗi ngày chúng ta thậm chí chỉ còn phải bấm nút này chưa đến 10 lần.
Thay thế phím nguồn trên điện thoại cũng cực kỳ đơn giản.
- Chúng sinh ra để phục vụ người dùng.
Cũng giống như trường hợp pin của điện thoại hay laptop. Tôi từng chứng kiến khá nhiều bạn bè hay người thân xung quanh chăm chút cho viên pin trên máy của họ một cách thái quá, chẳng hạn như tháo pin laptop ra cất vì sợ dùng nhiều sẽ chai, hay nổi đoá với người khác nếu lỡ rút sạc của họ ra trong lúc chưa “Full 100%”. Điều này thể hiện sự hiểu biết chưa chính xác và sự coi trọng không cần thiết đối với một vật dụng. Việc chăm chút và bảo quản cho thiết bị của mình để chúng luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất là điều nên làm. Tuy nhiên cũng nên nhớ rằng, điện thoạị, hay trong trường hợp này là nút bấm trên điện thoại được tạo ra là để làm đơn giản hoá cuộc sống, giúp chúng ta thoả mái hơn. Không nên vì giữ giữ gìn phím nguồn mà phải chịu bất tiện trong quá trình sử dụng, đó là việc của các nhà sản xuất!