Các sinh viên khoa sinh học tại Đại học Surrey (Anh) đã đặt điện thoại của họ vào trong các đĩa petri (đĩa cạn có nắp dùng để cấy vi khuẩn) để xem những loại vi khuẩn nào người sử dụng vẫn mang đi hàng ngày cùng với smartphone.
Sau 3 ngày, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi. Dù chúng trông "ghê rợn", đa số những vi khuẩn này đều vô hại.
Một trong số này là tụ cầu khuẩn vàng, kháng được hầu hết các loại kháng sinh. Loại vi khuẩn này có thể sống "hoà bình" trên da hoặc trong mũi nhưng cũng có thể gây các bệnh truyền nhiễm về da. Chúng lây từ người sang người khá dễ dàng thông qua tiếp xúc trực tiếp.
"Dường như điện thoại không chỉ là công cụ để lưu số điện thoại mà còn là nơi hội tụ vi khuẩn những vết bẩn thông qua sự tiếp xúc với người khác, với đồ vật...", tiến sĩ Simon Park nhận định.
Ông khuyến cáo mọi người nên vệ sinh điện thoại bằng cách dung dịch tẩy uế mỗi tuần để hạn chế những vi khuẩn như trong ảnh.
Mọi người vẫn luôn rửa tay hàng ngày, nhưng lại không nghĩ đến chuyện lau chùi điện thoại.
Tuy vậy, việc rửa tay sạch sẽ trước khi cầm máy cũng là một cách để giảm thiểu số lượng vi khuẩn.
Samsung chính thức giới thiệu Đồng hồ thông minh Galaxy Watch6 series với định hướng cá nhân hóa sức khỏe, nâng cấp thiết kế tối ưu cùng trải nghiệm di…